Thang máy tải hàng được phân ra làm nhiều loại tải trọng, trong đó loại 0,5 tấn – 1 tấn được ưu tiên lắp đặt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thường được sử dụng để nâng, hạ hàng hóa có khối lượng lớn. Loại thang máy này có nhiều loại phù hợp với từng mục đích sử dụng của doanh nghiệp.
Thang máy tải hàng là gì?
Thang máy tải hàng được sử dụng để nâng, hạ hàng hóa có khối lượng lớn. Loại thang máy này có nhiều loại phù hợp với từng mục đích sử dụng của doanh nghiệp, trong đó có 2 loại được sử dụng phổ biến chính là:
- Loại 1: Thang máy tải hàng mini (có cấu tạo đơn giản): tải trọng từ 0,5 tạ – 5 tạ
- Loại 2: Thang máy tải hàng công nghiệp: tải trọng từ 5 tạ – 5 tấn.
Với chức năng vận tải với khối lượng nặng, dòng thang máy này thường sử dụng 2 công nghệ chính là công nghệ cáp kéo và công nghệ thủy lực.
Phân loại thang máy tải hàng
Với vai trò là một phương tiện cực kỳ hữu ích đối với nhiều công ty, doanh nghiệp. Việc lựa chọn một chiếc thang máy là điều vô cùng quan trọng để vừa tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu vừa có thể tận dụng hết công năng của nó. Muốn lựa chọn được, trước hết phải tìm hiểu cách phân loại sau.
Phân loại dựa trên nguồn gốc xuất xứ: Bao gồm thang máy tải hàng nhập khẩu và liên doanh.
Loại 1: Thang tải hàng nhập khẩu nguyên chiếc
Thường được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài hoặc được sản xuất liên hoàn với công nghệ và các thiết kế hoàn toàn từ nước ngoài. Trên thị trường, so sánh với giá thang máy tải hàng liên doanh trong nước, thang nhập khẩu có giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn nên được ưa chuộng hơn.
Thang máy liên doanh có mức giá dễ chịu hơn vì không phải trả thuế nhập khẩu, nhân công trong nước rẻ và tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên với loại này cần cân nhắc đến chất lượng linh kiện được nhập khẩu, trình độ tay nghề của nhân viên và chế độ bảo hành, bảo trì của doanh nghiệp thang máy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thang máy tải hàng
Trên thị trường, thang máy tải hàng hiện có rất nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, số tầng, động cơ,…Khi tìm hiểu về giá, cần tìm hiểu các yếu tố cụ thể như sau:
- Tải trọng: Chi phí lắp đặt loại này phải phù hợp với nhu cầu của từng ngành kinh doanh, chính vì thế phải lựa chọn thang máy phù hợp với tải trọng như đã trình bày ở mục phân loại thang máy tải hàng.
- Số điểm dừng: Chính là số tầng của thang máy đó. Số tầng càng cao thì chi phí lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng sẽ càng lớn.
- Loại động cơ: Sản phẩm nâng hàng có động cơ tốt và hoạt động bền bỉ là yêu cầu của tất cả mọi khách hàng. Chính vì thế, nên xem xét mức giá phù hợp tùy vào loại động cơ là cá kéo hay thủy lực.
- Nguồn gốc xuất xứ: Giá của thang máy cũng bị ảnh hưởng bởi buồn gốc xuất xứ của thang máy: nhập khẩu hay liên doanh, chất lượng của cộng cơ,…
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào cấu tạo cabin: inox; thép lưới; tole sơn; sắt hộp…
- Loại cửa: Tự động/mở tay
- Hệ thống điều khiển
- Loại máy kéo, hãng máy kéo,…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.